Cây cảnh để bàn dùng để trang trí, tăng thêm tài lộc và may mắn theo phong thủy đang là xu hướng được phần lớn giới công sở, văn phòng ưa chuộng hiện nay. Dưới đây là top 3 loại cây xanh để làm việc nhỏ gọn được ưa chuộng nhất hiện nay.
Cây kim ngân
Cây Kim Ngân có tên khoa học là Pachira aquatica, là một loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của Trung và Nam Mỹ. Đây là một loại cây thân gỗ nhỏ, thường được trồng làm cây cảnh trong nhà vì có hình dáng đẹp và dễ chăm sóc.
Đặc điểm của cây kim ngân
Đặc điểm: Cây Kim Ngân có thân thẳng, mượt mà và có khả năng lưu trữ nước. Chiều cao của cây có thể đạt từ 1-2 mét, các loại cây trồng để bàn thường có chiều cao từ 15-30 cm. Cây có các cành mềm mại và lá xanh đậm. Lá của cây Kim Ngân thường có 5 lá chét, được xếp thành dạng cụm ở đầu cành.
Ánh sáng: Cây ưa sáng nhưng không cần quá nhiều ánh nắng. Cây có thể phát triển tốt nhờ ánh sáng nhân tạo từ bóng đèn huỳnh quang. Tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất nên phơi nắng cho cây 10 ngày/ lần. Lưu ý không đặt chậu cây dưới ánh nắng quá gay gắt.
Nhiệt độ: Cây phát triển tốt ở 10-40 độ c. nhiệt độ tối ưa là từ 18-30 độ c. Độ ẩm tương đối từ 50-60% là tốt nhất cho cây.
Đất: Đất trồng cần đảm bảo thoát nước tốt và đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây. Hỗn hợp đất trồng gồm tro trấu + trấu sống + xơ dừa (60% + 15%+25%), cùng với 100g phân lân.
Nước: Không cần tưới nhiều nước cho cây, cây để bàn và đặc biệt trong phòng máy lạnh thì rất ưa khô ráo. Việc tưới nước đều đặn hằng ngày sẽ làm cho cây bị úng rễ, chỉ cần tưới khoảng 100-200ml/lần và tưới 1 lần/ tuần hoặc khi thấy bề mặt đất đã dần khô.
Phân bón: Dùng các loại phân bón hữu cơ như đạm cá rong biển, dịch cá, phân trùn quế,… hoặc các loại phân vô cơ NPK 20-20-15 hòa với nước theo tỷ lệ 100g/10 lít nước và tưới đều lên bề mặt chậu.Lưu ý: Không tưới phân lên thân và lá sẽ làm khô nóng cây.
Một số loại bệnh thường gặp ở cây kim ngân
Vàng lá
- Nguyên nhân: Do tưới nhiều nước hoặc không gian xung quanh kín khiến không khí lưu thông kém, làm cho lá vàng và rụng.
- Khắc phục: Nếu cây bị vàng lá do tưới nhiều nước cần tạm ngưng tưới nước và đưa cây ra đặt ở vị trí thông thoáng. Để đất khô mới bắt đầu tưới nước lại và vần lưu ý lượng nước tưới.
Đối với cây bị yếm khi nên đặt cây ở những nơi thông thoáng không khí lưu thông tố để cây hồi phục trở lại và không đặt cây ở vị trí quá tối, không có ánh sáng.
Cây bị khô héo
- Tránh ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp vào cây gây mất nước, chết cây. Đặt cây ở vị trí mát mẻ, thông thoáng, không khí trong lành.
- Cắt bỏ những lá vàng úa, khô héo. Có thể hòa những phân bón có hàm lượng đạm cao với nồng độ thấp tưới cho cây mỗi tuần 1 lần để cung cấp thêm dinh dưỡng giúp cây nhanh hồi phục.
Ý nghĩa của cây kim ngân
Cây kim ngân là cây cảnh thuộc top những loại cây lọc không khí tốt dựa trên nghiên cứu của NASA, nó chuyển hóa những chất thải gây hiệu ứng nhà kính thành oxy, làm giảm các chất benzen, trichloroethlene có trong không khí.
Về mặt phong thủy, đúng như tên gọi của nó kim ngân mang có ý nghĩa mang lại tiền tài, sự giàu có may mắn và thịnh vượng cho người trồng đặc biệt là những người kinh doanh.
Hiện chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh cây kim ngân có độc, thông thường những cây được sử dụng làm cảnh thì hầu hết không độc hại khi tiếp xúc lá.
Với những ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy, sự nhỏ gọn, dễ chăm sóc thì cây kim ngân đã và đang được nhiều người ưa chuộng để làm cây cảnh trang trí nội thất, văn phòng hay quà tặng với ý nghĩa mới tới tài lộc và may mắn
Cây kim tiền
Cây Kim Tiền có tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia. Có nguồn gốc từ châu á
Đặc điểm của cây kim tiền
Đặc điểm: Cây Kim Tiền có một thân cây dạng củ tròn và các cành mảnh mai dài. Các lá của cây có hình tròn, màu xanh đậm, và có các gân lá nổi bật. Cây Kim Tiền thường phát triển thành từ 20-30 cm chiều cao, tùy thuộc vào điều kiện trồng và chăm sóc.
Ánh sáng: Cây Kim Tiền thích ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc ánh sáng mờ. Đặt cây gần cửa sổ hoặc nơi có ánh sáng tự nhiên đủ để cây có thể phát triển tốt. Tuy nhiên, tránh để cây Kim Tiền tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá mạnh, vì điều này có thể gây cháy lá.
Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là từ 25-27oC. Ở nhiệt độ dưới 18oC cây sẽ bị vàng lá rồi rụng. Độ ẩm không ảnh hưởng nhiều đến cây, cao hay thấp cây đều phát triển bình thường, vì cậy rất thích hợp để trồng để bàn trong văn phòng.
Nước: Cây Kim Tiền cần được tưới nước đều và đủ, nhưng tránh làm cho đất quá ướt. Trước khi tưới nước, hãy kiểm tra đất và đảm bảo rằng mặt đất đã khô trước khi tưới lại. Đồng thời, tránh để cây Kim Tiền ngâm trong nước, vì điều này có thể gây úng và thối rễ.
Phân bón: Cũng giống như cây kim ngân, cây có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ như đạm cá rong biển, phân trùn quế…pha theo liều lượng khuyến cáo để tưới cho chậu cây của mình.
Xem thêm một số cách chọn cây xanh cho bàn làm việc tại đây
Một số loại bệnh thường gặp trên cây kim tiền
Vàng lá, cháy bìa lá
- Nguyên nhân: biểu hiện này xảy ra chủ yếu do rễ cây bị thối, do tưới nhiều nước hoặc không gian xung quanh kín khiến không khí lưu thông kém, làm cho lá vàng và rụng và gây ra hiện tượng cháy bìa lá.
- Cách khắc phục: Mang cây ra ngoài ánh sáng như ban công, cửa sổ, hành lang có môi trường thông thoáng, nhiệt độ tăng cây sẽ thoát nước nhanh hơn. Dừng hẳn việc tưới cây, kiểm tra lại lỗ thoát nước cho cây.
Vàng lá, cháy bìa lá
- Nguyên nhân: Biểu hiện này xảy ra chủ yếu do rễ cây bị thối, do tưới nhiều nước hoặc không gian xung quanh kín khiến không khí lưu thông kém, làm cho lá vàng và rụng và gây ra hiện tượng cháy bìa lá.
- Cách khắc phục: Mang cây ra ngoài ánh sáng như ban công, cửa sổ, hành lang có môi trường thông thoáng, nhiệt độ tăng cây sẽ thoát nước nhanh hơn. Dừng hẳn việc tưới cây, kiểm tra lại lỗ thoát nước cho cây.
Ý nghĩa của cây kim tiền
Cây kim tiền như đúng tên gọi của nó thể hiện cho sự phú quý giàu sáng và tiền bạc. Đặc biệt khi ra hoa thì vận may của gia chủ ngày càng phát, tài lộc cũng càng ngày càng nhiều. Với màu xanh dịu mát, lá dày có khả năng hấp thụ các chất độc bay lơ lửng trong không khí, bụi bẩn giúp đêm đến không gian trong lành, an toàn, thoáng mát.
Màu xanh của lá làm dịu mắt và điều hòa mắt về trạng thái cân bằng, có tác dụng giảm stress. Không những vậy cây kim tiền còn được xem là quà tặng ý nghĩa nhân dịp khai trương, thăng chức với hàm ý chúc cho người được tặng sự phú quý, nhiều tiền và may mắn.
Cây cau tiểu trâm
Cây cay tiểu trâm có tên khoa học Chamaedorea elegans, là loại cây thuộc họ nhà cau. Có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được du nhập về Việt Nam từ rất lâu. Vì có sự tương đồng về khí hậu nên khi được trồng ở Việt Nam, cây có thể phát triển rất tốt vì hợp với nhiệt độ, độ ẩm cũng như các điều kiện về đất và nước. Cây có hình dáng giống một cây dừa mini với chiều cao trung bình từ 15 – 40 cm. Lá cau mọc từ thân chính, các bẹ lá và thân cau có màu xanh kết hợp với nhau tạo nên vẻ hài hòa, bắt mắt.
Đặc điểm của cây cau tiểu trâm
Đặc điểm: Là cây bụi nhỏ, có thân nhỏ và thấp. Chiều cao trung bình từ 17- 40 cm. Lá nhọn dài hình mác, thưa và mềm, giống lá cau. Lá dài, nhọn, màu xanh đậm, mềm và bóng, nhẵn, nổi rõ gân. Lá mọc thưa từ thân chính.
Ánh sáng: Cây sống được trong bóng râm nhưng cũng chịu sáng khá tốt. Sinh trưởng ở điều kiện bình thường, vì vậy cây thường được lựa chọn làm cây cảnh trồng trong nhà. Nếu trồng trong phòng tối thì nên đem cây ra nắng khoảng 1,5-2 tiếng/ tuần vào buổi sáng từ 7-10h tùy mùa.
Nhiệt độ: cây ưa mát, chịu nóng và lạnh kém, khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây từ 17-25°C. Nóng hay lạnh quá làm cây sinh trưởng kém, sắc lá không mượt.
Đất trồng: Là loại cây ưa đất thịt, nếu trồng chậu cần đất tơi xốp hơn để thoát nước tốt. Đất trồng tốt nhất cho cau tiểu trâm nên sử dụng: đất thịt + trấu + phân hữu cơ + xơ dừa.
Nước tưới: Nhu cầu nước vào loại trung bình, chỉ nên tưới 1-2 lần/ tuần, mỗi lần từ 300-800ml tùy kích thước chậu. Dễ nhất là tưới khi đất trên mặt chậu đã se khô, tưới chậm, đều, khi thấy nước chảy dưới đáy chậu.
Độ ẩm là loại cây ưa ẩm trung bình, khoảng 60-80%. Vì lá của Cau tiểu trâm mỏng và nhỏ, hạn chế phơi nắng gắt và khô, dễ làm chết cây.
Dinh dưỡng: Để lá cau tiểu trâm xanh bóng, mượt thì hàng tháng nên bón phân cho cây. Sử dụng các loại phân nhả chậm, đạm cá rong biển, trùn quế, vi sinh, phân hữu cơ hoai mục, phân bò luân phiên cho cây.
Một số bệnh thường gặp trên cây cau tiểu trâm
Nhện đỏ
Thời gian đầu nhện đỏ xuất hiện với mật số nhỏ ở mặt dưới của lá, sau đó tăng dần và giăng màn nhện ở cả 2 mặt lá. Nhện đỏ sẽ chích hút làm lá xuất hiện những chấm nhỏ li ti và bị mất diệp lục. Từ đó không thể quang hợp dẫn đến cây còi cọc và kém phát triển. Ngoài ra nhện đỏ cũng rất dễ lây lan sang những cây trồng khác.
Do đó, khi có sự xuất hiện của nhện đỏ cần nhanh chóng phòng trừ bằng cách: dùng vòi nước xịt trực tiếp vào bề mặt lá. Sau đó dùng các loại thuốc sinh học để phòng trừ. Dùng nước cốt gừng, tỏi, ớt với nồng độ 10% phun vào 2 mặt lá, hoặc sử dụng các sản phẩm neem khoáng,..
Vàng lá
- Nguyên nhân: Biểu hiện này xảy ra chủ yếu do rễ cây bị thối, do tưới nhiều nước hoặc không gian xung quanh kín khiến không khí lưu thông kém, làm cho lá vàng và rụng và gây ra hiện tượng cháy bìa lá.
- Cách khắc phục: Mang cây ra ngoài ánh sáng như ban công, cửa sổ, hành lang có môi trường thông thoáng, nhiệt độ tăng cây sẽ thoát nước nhanh hơn. Dừng hẳn việc tưới cây, kiểm tra lại lỗ thoát nước cho cây.
Bởi sử nhỏ gọn cùng với việc dễ trồng và chăm sóc cau tiểu trâm là loại cây cảnh đáng để bàn được quan tâm hàng đầu hiện nay.
Chúc bạn tìm được những loại cây xanh để bàn phù hợp với không gian làm việc của mình nhé !!