Cây nắp ấm là một trong những giống cây leo từ Đông Nam Á. Một số lá của chúng tạo thành hình ấm để bắt côn trùng. Bên trong lá hình ấm có lông răng.
Cây nắp ấm là một trong những giống cây leo từ Đông Nam Á. Một số lá của chúng tạo thành hình ấm để bắt côn trùng. Bên trong lá hình ấm có lông răng. Đó là vòng tròn chứa các gai nhỏ hướng xuống dưới và bao quanh lối vào ấm. Ở phía trên ấm có một nắp để ngăn chặn nước mưa (nếu nước mưa vào quá nhiều thì các enzyme tiêu hóa sẽ bị hòa tan hết). Nắp có vô số tế bào trong và mờ nên côn trùng dễ lầm tưởng đó là một mảng của bầu trời.
Đặc điểm cây nắp ấm
Cây nắp ấm là một loài cây khá dễ trồng, không đòi hỏi quá nhiều sự cầu kì và chuyên môn cao, phù hợp tất cả mọi người từ trẻ em cho đến người lớn tuổi. Ngoài tự nhiên, cây nắp ấm cũng như các loài cây ăn thịt khác, chúng có cơ chế lấy dinh dưỡng từ những chiếc bẫy của mình, cho nên khi trồng chúng ta không cần lo về việc cung cấp dinh dưỡng cho cây. Điều chúng cần còn lại là Nắng, Nước, và Độ Ẩm.
Ánh nắng đẹp có lẻ là ánh nắng buổi sáng, tránh nắng trưa. Ta có thể để cây dưới nắng từ 80%- 100% ( có thể che lưới cách nhiệt thưa hoặc để dưới nắng 100% ). Cây thiếu nắng cành lá sẽ mềm, và có khả năng không ra ấm. Để có thể phơi cây dưới nắng 100% ta cần đảm bảo ẩm độ không bị mất đi do nhiệt độ tăng cao bằng một số biện pháp như: Trồng nhiều cây gần nhau, hoặc có thể ngâm chậu trong khay nước, phun sương .v.v.v
Khi giải quyết được vấn đề về ánh sáng, việc tưới nước cũng đơn giản, mỗi ngày ta tưới cây một đến hai lần để đảm bảo cây đủ lượng nước và giữ ẩm gốc cây là được. Nếu cây trồng trên cao bị gió thổi nhiều gây mất độ ẩm ta có thể cái thiện bằng phương pháp ngâm chậu trong khay nước.
Chăm sóc cây nắp ấm
1. Chậu trồng
Trồng cây nắp ấm trong một chậu có giữ nước ở dưới đáy thì 7-10 ngày mới phải tưới một lẩn (tùy kích cỡ chậu và tùy cây lớn hay nhỏ).
2. Phân bón
“Tuyệt đối” không bón phân cho cây nắp ấm (bất cứ phân gì). Dù bón phân chút ít thì cây vẫn sẽ không ra bình. Bón phân nhiều hoặc thường xuyên thì cây sẽ chết.
3. Đất trồng
Đất trồng cây nắp ấm thì ở bài đăng trước đã nói rõ. Cây nắp ấm không sống được trong đất có nhiều dinh dưỡng. Cây nắp ấm thích hợp với đất chua, phèn, nghèo dinh dưỡng.
Cây nắp ấm dù cao đến 5-7 m thì những chiếc lá dưới chân vẫn còn dính đó, nguyên vẹn (trừ khi bị con gì ăn đi). Sở dĩ lá cây nắp ấm phải dai, rất khó rã nát (những chiếc lá nằm trên mặt đất), là để những chiếc lá đó không trở thành phân hữu cơ, không cung cấp dinh dưỡng cho cây nắp ấm (điều tối kỵ của cây nắp ấm)
4. Chế độ nắng
Cây lớn để dưới nắng trực tiếp,cây con nắng nhẹ (dưới bóng cây hay dưới lưới che lan). Nắng nhiều, gắt cây nhỏ không chết nhưng lá sẽ có màu đỏ, không có nắng cây sẽ không ra bình.
5. Nước tưới
Nước rất cần cho cây, thiếu nước cây không ra bình mới. Thiếu nước những chiếc bình sẽ héo, bắt đầu héo từ miệng bình trước. Thiếu nước nhiều, cây sẽ chết.
6. Phân bón
Là loài cây sinh trưởng ở những vùng nghèo dinh dưỡng, nên việc phát triển bản năng săn mồi trở thành nguồn sống cơ bản của cây nên việc bón phân cho cây là không cần thiết. Nếu muốn chăm sóc kỹ cho cây chỉ việc thu hút thêm côn trùng để cây có thể bắt mà không cần phải mớm mồi, cũng như tránh việc cho cây ăn những thức ăn nhanh ôi, hỏng hoặc có quá nhiều đạm có thể dẫn đến việc ấm bị héo.
Các nguyên tắc về ánh sáng, độ ẩm, nước tưới, phân bón…trên đây cũng được áp dụng tương tự với một số loại cây “ăn thịt” khác như cây bắt ruồi, rắn hổ mang…
Lưu ý: Khi mua cây nắp ấm, bạn đừng mua cây của Trung Quốc. Cây này cho bình to, đẹp, dầy, cứng cáp. nhưng qua đợt bình đó rồi thì bình không ra nữa dù bạn làm đúng cách như hướng dẫn trên.
Vì là loài có khả năng sống độc lập cao nên việc chăm sóc cây tương đối dễ dàng và không quá cầu kỳ, gần như các nhu cầu để cây tồn tại chúng có thể tự tìm hoặc tạo ra cho bản thân chúng. Bạn có thể cắt tỉa định kỳ những lá hoặc ấm nào đã khô héo để đảm bảo tính thẩm mỹ, như vậy bạn đã có thể có cho mình những cây cảnh đẹp theo ý của mình.