Cây thiết mộc lan là một trong những cây nội thất phong thủy được sử dụng nhiều trong các văn phòng, phòng làm việc để mang đến tài lộc, may mắn và thành công cho gia chủ. Thiết mộc lan được phân thành 2 loại chính: cây thiết mộc lan ghép và thiết mộc lan gốc.
Đặc điểm của cây thiết mộc lan ghép
Cây thiết mộc lan ghép được ghép bởi 5 – 7 thân bó lại với nhau hoặc được ghép bởi nhiều tầng tán tạo thành một khóm trồng vào chậu. Loài cây này thon gọn, có tán cân đối, chiều cao từ 1 – 2m. Với sức sống cao, hình dáng đẹp, dễ chăm sóc, thiết mộc lan đặc biệt được giới văn phòng ưa chuộng, sử dụng làm cây trang trí nội thất.
Ý nghĩa của cây thiết mộc lan ghép
Theo ngũ hành, cây thiết mộc lan thích hợp với hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Những hướng này đại diện cho Mộc trong ngũ hành, tích tụ nhiều ánh sáng mang đến sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.
Bên cạnh ý nghĩa về phong thủy, cây thiết mộc lan ghép còn đem lại lợi ích tích cực đối với sức khỏe con người. Đặt loại cây này trong nhà giúp thanh lọc và điều hòa không khí, đem đến cho bạn cảm giác êm dịu, thoải mái, tinh thần lạc quan.
Chăm sóc cây thiết mộc lan ghép như thế nào?
Thiết mộc lan tuy dễ trồng và chăm sóc nhưng trong quá trình chăm sóc cây thiết mộc lan bạn cần chú ý những điểm sau:
– Dinh dưỡng: Cứ khoảng 2 – 3 tháng, bạn có thể dùng phân NPK để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Khi bón phân, bạn chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ NPK và chú ý không được bón sát gốc sẽ dễ làm cây bị chết.
– Nước: Thiết mộc lan ghép là loài cây cần lượng nước cao nên bạn hãy thường xuyên cung cấp nước cho cây để duy trì sự sống. Tuy nhiên không phải ngày nào cũng tưới. Đối với loại cây trồng trong nhà thì tầm 1 – 2 tuần tưới nước 1 lần. Thời điểm thích hợp nhất để tưới nước là chiều mát hoặc sáng sớm.
– Ánh sáng: Cây thiết mộc lan ghép cần ánh sáng để sinh trưởng và phát triển nên khi bố trí đặt cây trong phòng nên chọn vị trí có ánh sáng. Tối nhất là đặt cây ở gần hành lang, sảnh rộng hoặc ở gần vị trí của cửa, nơi ánh sáng có thể chiếu rọi vào được.