Cây trúc phong thủy hợp tuổi với hầu như mọi người, cây là biểu tượng của mẫu người quân tử bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, đổ mà không gẫy, rỗng ruột như tinh thần an nhiên tự tại, không mê đắm quyền vị, vật chất. Và cũng như một người quân tử, tre và hoa tre chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác. Đó là hình ảnh hiếm thấy giữa đất trời.
Thân cây trúc theo phong thủy cao và thanh mảnh, có đốt cứng dài chừng 10-20cm, ruột rỗng. Cây trúc vốn đã mang cốt cách của người quân tử, nó tượng trưng cho sự rắn rỏi, ý chí kiên cường, bất khuất của đấng nam nhi.
Trong ruột của cây trúc theo phong thủy rỗng hoặc chỉ có những màng giấy mỏng, tượng trưng cho đức tính thẳng thắn, liêm khiết. Suốt bốn mùa, trúc luôn xanh tươi, không đổi màu, tượng trưng cho sự tráng kiện và sức khỏe của con người. Cây trúc có Ngũ hành thuộc Mộc, do vậy, nên đặt cây trúc ở vị trí tương sinh thuộc hướng Nam, Hướng Đông và hướng Đông Nam.
cây trúc theo phong thủy nên đặt hướng đông, nam và đông nam. Không nên đặt ở cây hướng Bắc, hướng Tây Nam, Đông Bắc đó là những phương vị tương khắc, sẽ làm hao tổn vượng khí. Đặt ở hướng Tây Bắc, Tây thì bình thường, không vượng không suy
Cây trúc phong thủy hợp nhất với tuổi Mẹo:
Trúc phú quý không những được trồng trong đất mà còn được trồng trong nước, rất dễ sống. Trồng trong nước giúp cho cây luôn giữ được độ tươi xanh, trong phòng luôn có cảm giác tươi mát, dễ chịu.
Người tuổi Mẹo hợp với loại cây Trúc, mang đến sự giàu sang phú quý và tài lộc cho người tuổi Mẹo. Loại cây trúc phú quý này rất dễ trồng, nếu như bạn ở nhà có thể trồng loại cây này dọc bờ tường ngoài ban công, hoặc bạn ở căn hộ chung cư cũng có thể trồng được loại cây này bằng cách mua một vài chậu nhựa, mua cây con về trồng hoặc hiện nay có bán cây để bàn các bạn có thể mua nguyên chậu về trang trí trong phòng khách, bàn làm việc.
Trồng và chăm sóc hàng trúc :
Cây trúc với bộ rễ nổi và lá nhiều, nếu trồng bồn thì đất ít do đó cần thường xuyên bổ sung dinh dưỡng, bổ sung đất và phân trộn với đất vào gốc cây/ bồn hoa. Đất: đất mùn, than bùn hoặc cát pha, giữ ẩm tốt, thoát nước tốt, pH từ 5.5-7. Bón phân hữu cơ thường xuyên, 2 tuần/ lần giúp cây tăng trưởng khỏe mạnh.
Không nên trồng trúc nơi thiếu sáng. Ánh sáng: ánh sáng mặt trời đầy đủ hoặc bóng râm với 70% độ sáng. Khi trồng cây trúc quân tử bạn nên trồng tại những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời như vậy cây sẽ cho lá cứng cáp, thân cây càng đẹp hơn. Không nên trồng tại những nơi có nhiều bóng râm vì khi đó cây sẽ bị muội đen và thân cây yếu đi nhiều hơn
Nhu cầu nước: Tưới nước một cách cẩn thận. Cây trúc thích ẩm, nhưng đất không ẩm ướt. Nó kém phát triễn khi đất quá ẩm ước hoặc sũng nước, vì thế nên trồng chúng trên đỉnh dốc (nếu trồng trong chậu thì vung gốc cây cao hơn mặt đất). Nếu lá bắt đầu cuộn tròn, cây cần nhiều nước hơn.
Cắt tỉa và sâu bệnh trên cây trúc:
Cây trúc phát triển khá nhanh, thường xuyên cắt tỉa để giữ được hình dáng bạn mong muốn. Cần bón phân thúc đẩy sự phát triển của lá và thân cây.
Định kỳ khoảng 30 ngày nên phun phân bón lá cho cây, ngoài ra cần bón phân vi sinh tổng hợp với chu kỳ 30 đến 40 ngày một lần.
Bệnh thường thấy ở cây trúc là cháy lá – khô đầu lá hoặc bệnh rầy trắng.
Lá bị cháy khô đầu là do thiếu dinh dưỡng và nước. Cần tăng cường số lần tưới nước cho cây. Những chùm lá khô nên được cắt tỉa đi. Bón phân, đất bổ sung dưỡng chất cho cây ra lá mới.
Nếu cây trúc bị rệp thì phải dùng thuốc chuyên trị xịt cho cây. Trường hợp nếu trồng trong gia đình, bạn có thể dùng phương pháp thủ công để loại bỏ như sau:
- Xịt nước mạnh vào chùm cây lá bị bệnh rệp.
- Có thể cắt bỏ bớt đi chùm lá bị bệnh nặng
- Dùng chỗi cứng quét tại những nách lá có rệp bám
- Dùng chai xịt muỗi/ côn trùng để xịt lên bụi cây bị rệp.
Lưu ý: phương pháp này chỉ có tác dụng làm giảm bệnh và dễ bị tái lại vì vẫn còn trứng rệp trong nách, bẹ thân cây. Và thậm chí khi quét hoặc thổi rệp bằng nước thì vô tình làm cho những con rệp này có thể bay và lây sang những cây khác hoặc cây nhà lân cận.